7 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TẨY TẾ BÀO CHẾT BODY

————————————

1. Nên tẩy tế bào chết body từ vùng da dưới cổ

Tẩy tế bào chết cho cơ thể, vùng da từ cổ trở xuống sẽ giúp làn da của bạn khô thoáng. Lớp da chết lột ra đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một làn da mới trắng hơn, sạch và đẹp hơn. Sau khi tẩy da chết, cơ thể bạn sẽ hấp thu dưỡng chất qua da tốt hơn. Các loại kem dưỡng ẩm, serum sẽ thẩm thấu qua da nhanh hơn. Ngoài ra, da mặt cũng mỏng manh & phức tạp hơn da cơ thể, nên khi sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết body, lưu ý chỉ dùng từ cổ trở xuống thôi nhé.

2. Nên tẩy tế bào chết hằng tuần

Các chuyên gia hàng đầu khuyên bạn nên tích cực tẩy da chết hằng tuần. Việc tẩy hằng tuần sẽ loại bỏ các chất bẩn tích tụ trên da. Nhưng có một lưu ý nhỏ nếu muốn tẩy tế bào chết body hằng tuần đó là sản phẩm tẩy da chết phải dịu nhẹ. Các sản phẩm tẩy tế bào chết quá mạnh sẽ khiến làn da bị bào mỏng đi, dễ dẫn đến tổn thương da.

3. Vẫn nên tẩy tế bào chết đối với da khô

Mặc dù da khô thường nhạy cảm, nhưng tẩy tế bào chết cho chúng là một ý kiến không tồi. Bạn vẫn có thể tẩy tế bào chết, dù bạn sở hữu làn da khô. Chỉ có một điều lưu ý, là sau đó bạn cần sử dụng các loại kem dưỡng có tính cấp ẩm cao. Việc bổ sung nhanh chóng này làm cho làn da hấp thụ nước và dưỡng chất đạt hiệu quả cao nhất. Và bạn sẽ không còn khó chịu với làn da khô của mình vì nó sẽ cực mềm mại và mịn màng.

4. Không tẩy tế bào chết cho da đầu

Vì tóc che phủ da đầu, bạn không nên tẩy tế bào chết ở vùng này thường xuyên. Thay vào đó, hãy tìm mua các sản phẩm dầu gội có chứa acid glycogen. Và bạn cũng chỉ nên sử dụng sản phẩm này khi da đầu bạn bị nhờn hay gàu, tích tụ nhiều chất bẩn.

5. Không dùng lực, chà xát quá mạnh khi tẩy tế bào chết

Chà xát da quá mạnh và quá lâu, đặc biệt là khi tẩy tế bào chết body với đường hoặc muối – những tinh thể có cạnh sắc, dễ gây ra các vế xước vi mô (micro tear) mà mắt thường không thấy được. Nhưng lúc này da bạn đã tổn thương rồi đấy! Chà xát nhẹ nhàng bằng tay và không nên dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết cùng lúc với các dụng cụ tẩy tế bào chết (xơ mướp, bàn chải khô…) dễ gây “quá liều” lắm đấy nhé.

6. Không được sử dụng chung tẩy tế bào chết da mặt và body

Da mặt và da body có cấu trúc khá khác nhau, chính vì thế bạn không nên dùng chung một loại kem tẩy tế bào chết cho cả hai vùng da này. Thông thường, kem dùng cho da mặt sẽ có thành phần dịu nhẹ và cũng đắt tiền hơn. Do đó, bạn cần một sản phẩm có tác dụng mạnh hơn cho da body mới đạt hiệu quả tẩy da chết như ý được.

7. Thời gian tẩy tế bào chết body

Thực tế, khó có câu trả lời chính xác cho câu hỏi tẩy tế bào chết body bao nhiêu là đủ vì điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên tập cho mình một thời khóa biểu cố định, như mỗi cuối tuần chẳng hạn. Điều này không chỉ giúp bạn có thời làm sạch sâu, thư giãn mà còn hạn chế tình trạng quên bước tẩy da chết body.

Quy trình tẩy Đầu tiên bạn cần làm sạch toàn bộ vùng da body với nước. Những vùng da thô cứng hơn như gót chân, bàn chân thì nên ngâm với nước ấm trước.

Bước 1: Làm sạch với nước

Đầu tiên bạn cần làm sạch toàn bộ vùng da body với nước. Những vùng da thô cứng hơn như gót chân, bàn chân thì nên ngâm với nước ấm trước.

Bước 2: Tẩy tế bào chết

Dùng lượng kem tẩy tế bào chết body vừa đủ để massage toàn bộ cơ thể từ trên xuống dưới. Lưu ý hạn chế chà xát mạnh ở những vùng da nhạy cảm để tránh gây tổn thương da; tập trung hơn vào những khu vực da dày như gót chân, khuỷu tay, khuỷu chân, cùi chỏ… để làm sạch hoàn toàn những vùng da này.

Bước 3: Tắm bằng sữa tắm và dưỡng ẩm

Bước cuối cùng sau khi tẩy tế bào chết body là tắm lại thật sạch với sữa tắm. Đồng thời đừng quên bôi kem dưỡng ẩm để làm dịu da và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da. Nếu tiến hành tẩy tế bào chết vào ban ngày, đừng quên thoa kem chống nắng trước khi đi ra ngoài để bảo vệ da nhé!

#minhthiduocsi.com

#nhathuocminhthi

Web có sử dụng cookies để tăng cường trải nghiệm sử dụng.