7 MẸO SỨC KHỎE CỰC HỮU ÍCH MÀ BẠN NÊN BIẾT

7 MẸO SỨC KHỎE CỰC HỮU ÍCH MÀ BẠN NÊN BIẾT

1. Uống nước ngược để trị chứng nấc cụt

Uống nước ngược là cách hiệu quả giúp bạn trị chứng nấc cụt. Nó sẽ giúp bạn quên đi cơn nấc của mình. Bạn có thể thực hiện theo cách sau đây:

– Lấy một cốc nước lạnh

– Cúi người ngang thắt lưng, tạo thành thế vuông góc với sàn nhà

– Cố gắng uống nước từ miệng cốc đối diện. Nghĩa là nếu thông thường, bạn sẽ kề miệng vào phần ly gần mình nhất, thì để chữa nấc cụt, bạn hãy kề miệng vào phía đối diện và uống nước.

– Nếu cơn nấc chưa hết, hãy lặp lại thêm 1-2 lần nữa

Trong trường hợp cách này không hữu hiệu, bạn hãy cố nín thở càng lâu càng tốt, sau đó thở ra một cách chậm rãi, đảm bảo cơn nấc của bạn sẽ bị loại bỏ.

2. Ngủ nghiêng người về bên trái để tránh trào ngược axit

Trào ngược axit thường có biểu hiện là ợ chua hoặc cảm giác nóng ran xung quanh vùng ngực dưới. Hiện tượng này thường xảy ra nhất sau bữa ăn tối.Nếu bạn dễ bị trào ngược axit, bạn hãy thử nằm ngủ trong tư thế nghiêng người về bên trái. Tư thế này giúp dạ dày của bạn được đặt thấp hơn so với thực quản, nhờ đó sẽ ngăn chặn axit chảy ngược từ dạ dày lên trên cổ họng.Theo một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Y học Mỹ năm 2000, việc ngủ nghiêng người về bên phải sẽ làm tăng lượng axit và khả năng bị trào ngược axit sẽ cao hơn.Một cách khác để tránh trào ngược axit là nhai kẹo cao su sau khi ăn và đi ngủ sớm ngay sau đó.

3. Bấm huyệt sẽ giúp chữa say xe và buồn nôn

Nếu bạn thường xuyên bị say xe hoặc hay có cảm giác buồn nôn, bạn hãy thử áp dụng phương pháp bấm huyệt. Điểm bấm huyệt P6 có thể giúp bạn ngưng mệt mỏi và nôn mửa. Bạn có thể dùng 3 ngón tay giữa khép lại, đặt từ chỉ cổ tay tính lên cánh tay, huyệt nằm ở giữa 2 mạch máu lớn phía bên trong cổ tay. Bạn hãy dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay (huyệt P6 – huyệt nội quan), các ngón còn lại nằm phía dưới. Ấn ngón cái với lực vừa phải lên vị trí giữa hai gân lớn ở cổ tay giữ chừng 3 đến 5 phút.

4. Gãi tai giúp chữa ngứa họng

Bạn đột nhiên cảm thấy ngứa cổ họng mà chẳng rõ lý do, cảm giác này thật khó chịu. Một cách đơn giản khắc phục tình trạng này đó là hãy đưa tay lên gãi hoặc cào nhẹ vào dái tai của bạn. Động tác này sẽ đánh lạc hướng và giảm đáng kể tình trạng ngứa cổ họng.

5. Uống một cốc nước mát để chữa ngáp ngủ

Khi bạn ngồi trong lớp nghe giảng hoặc tham gia một cuộc họp, những cơn ngáp ngủ thường kéo đến và gây phiền nhiễu rất nhiều. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang cảm thấy buồn chán và mệt mỏi.Trong những tình huống như vậy, để ngăn chặn những cơn ngáp ngủ, bạn hãy lấy một ly nước lạnh và uống từng ngụm nhỏ. Nước lạnh sẽ giúp cơ thể bạn trở nên sảng khoái và tỉnh táo hơn rất nhiều, từ đó ức chế cảm giác muốn ngáp một lúc.Bạn cũng có thể thử cách hít thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng cho đến khi không còn muốn ngáp nữa.

6. Sử dụng quy tắc 20-20-20 để chữa mỏi mắt

Hiện tượng mỏi mắt thường xảy ra với những người phải sử dụng máy tính cả ngày. Với trường hợp này, mọi người nên tuân thủ quy tắc 20-20-20. Tức là cứ sau 20 phút dùng máy tính, bạn hãy dành ra 20 giây nhìn vào một vật cách nằm bạn khoảng 20 feet (6m) để mắt được nghỉ ngơi. Thủ thuật này rất đơn giản và dễ nhớ, vì thế mọi người nên sử dụng thường xuyên để giảm mỏi mắt.

7. Lắc đầu chữa tê tay

Nhiều người thường bị tê tay nếu phải giữ trong một tư thế quá lâu. Cảm giác châm chích có thể khiến bạn thấy khó chịu. Khi đó, bạn hãy lắc nhẹ đầu sang hai bên, vì khi bị tê buốt, dây thần kinh ở cổ cũng trở nên căng cứng theo. Lắc đầu sẽ giúp bạn giãn cơ và hết tê tay ngay lập tức

#minhthiduocsi.com

#nhathuocminhthi

Web có sử dụng cookies để tăng cường trải nghiệm sử dụng.